Tại báo cáo đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết 17/2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025” trong năm 2020, Bộ TT&TT nhận định, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã được chú trọng, song hành cùng quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ TT&TT đã xác định một trong những định hướng lớn của công tác bảm đảm an toàn, an ninh mạng Việt Nam là các cơ quan, tổ chức cần triển khai mô hình bảo vệ chuyên nghiệp 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
“Việc triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp sẽ đảm bảo rằng các hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành đã được kiểm tra và có đánh giá định kỳ.
Bên cạnh đó, có đội ngũ chuyên nghiệp kiểm tra, đánh giá thường xuyên; đồng thời có sự liên thông dữ liệu để chúng ta có thể chung tay đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức”, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phân tích.
Để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo rằng cuối năm 2020 có thể hoàn thành chỉ tiêu “100% các cơ quan, tổ chức Việt Nam triển khai bảo vệ an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp”, đầu tháng 7/2020, Bộ TT&TT đã ra mắt các nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin.
Các nền tảng này, theo đại diện Cục An toàn thông tin, giúp cho các bộ, ngành, địa phương có thể rút ngắn tới 90% khối lượng công việc, thời gian để triển khai mô hình đảm bảo an toàn, an ninh mạng 4 lớp. Bởi lẽ, việc lựa chọn nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin đã bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức hoàn thành được hai lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Trong thông tin mới chia sẻ, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, tính đến tháng 12/2020, tổng số bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp là 83/83 đơn vị, đạt tỷ lệ 100%.
Đáng chú ý, theo thống kê, từ chỗ tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng 4 lớp bằng 0% trong các năm 2018 và 2019; bước sang năm 2020 và nhất là nửa cuối năm nay tỷ lệ này đã liên tục tăng trưởng nhanh qua các tháng.
Cụ thể, nếu như tháng 6/2020, tỷ lệ các bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng 4 lớp là 19% thì đến tháng 7 đã tăng hơn 2,2 lần, đạt 43%. Trong ba tháng gần đây, tỷ lệ này lần lượt đạt 70%, hơn 96% và hiện đã cán mốc 100%.
Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, Bộ TT&TT đã đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Nhờ vậy, ghi nhận từ hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 12/2020, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố là 315 cuộc, giảm tới 54,48% so với tháng 11/2020, giảm 0,94% so với cùng kỳ tháng 12 năm ngoái.
Tính trong cả năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận tổng cộng 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 0,15% so với năm 2019.
Vân Anh
Tham gia diễn tập an toàn thông tin 2020, 42 cán bộ các sở, ban, ngành tại Bình Phước đã tập dượt sử dụng Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) để phát hiện, khắc phục sự cố tấn công vào Cổng thông tin của tỉnh.
" alt=""/>100% bộ, ngành, địa phương đã bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớpMỹ có 15 đơn vị tham gia trưng bày trong đó có Boeing, Lockheed Martin...; Nga có 13 đơn vị tham gia trong đó có Rosoboronexport thuộc Tập đoàn nhà nước Rostec; Trung Quốc có 2 đơn vị; Pháp có Airbus và Nhật Bản có 13 đơn vị.
Israel có 2 đơn vị trong đó có Israel Aerospace Industries; Singapore có 13 đơn vị; Ấn Độ có 10 đơn vị trong đó có BrahMos Aerospace.
Lực lượng không quân bay hợp luyện chuẩn bị cho lễ khai mạc triển lãm sẽ diễn ra vào ngày 19/12.
Việt Nam có hơn 70 đơn vị trong đó có Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel); các nhà máy Z111, Z113, Z117, Z129, Z131, Z175, Z176; các công ty thành viên của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng...
Ban Tổ chức triển lãm cũng công bố danh sách các đoàn khách quốc tế từ 36 quốc gia sẽ tham dự triển lãm.
8 Bộ trưởng sẽ tham dự gồm: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quốc phòng Azerbaijan, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Cuba, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan.
Về cấp thứ trưởng có: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Italy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philipines, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Venezuela.
Campuchia cử Tổng Tư lệnh Campuchia, Tư lệnh Lục quân, Hải Quân, Không quân tham dự; Indonesia có Tư lệnh Quân đội Indonesia, Phó Tư lệnh Không quân, Tổng cục Tiềm năng Quốc phòng; Malaysia có Tư lệnh Quốc phòng, Tư lệnh Lục quân, Hải quân; Thái Lan có Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, Tư lệnh Không quân, Lục quân...
Mỹ cử Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản có Phó Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản; Nga có Chủ tịch phân ban Nga trong Ủy ban liên Chính phủ Nga - Việt về hợp tác Kỹ thuật Quân sự, Phó Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga...
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện lần thứ 2 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức với mục đích chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, sử dụng vũ khí trang bị và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các nước tham dự Triển lãm.
Ngay từ lần tổ chức đầu tiên, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam đã thu hút số lượng lớn các cơ quan, doanh nghiệp quốc phòng tham gia, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhất ứng dụng cho quốc phòng và an ninh tới các đoàn khách quốc tế cấp cao và các đối tác bạn hàng tham dự Triển lãm.
Đặc biệt, Triển lãm năm 2024 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam 22/12, do đó sẽ mang ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam.
Trà Khánh" alt=""/>Rostec, Lockheed Martin, Boeing sẽ trưng bày ở triển lãm Quốc phòng tại Việt NamTriển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra tại sân bay Gia Lâm (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) với tổng diện tích hơn 100.000 m2, trong đó diện tích trưng bày trong nhà là 15.000 m2, ngoài trời là 20.000 m2. Quy mô trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022.
Triển lãm được tổ chức từ ngày 19 - 22/12, mở cửa từ 9 - 17h. Lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc 9h ngày 19/12.
Tại lễ khai mạc, lực lượng Không quân Việt Nam bay chào mừng, đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân khuyển Biên phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam biểu diễn chào mừng.
Đến nay, đã có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ các quốc gia như: Việt Nam, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Séc, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia, UAE, Mỹ, Brazil đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm.